Tìm hiểu sự khác biệt giữa dây nhảy quang và dây hàn quang trong mạng quang

Mặc dù cả dây hàn quang (pigtail) và dây nhảy quang( fiber patch cords) đều đóng vai trò quan trọng trong mạng quang nhưng chúng có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa dây hàn quang và dây nhảy quang, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về các phương pháp nối. Hãy cùng tìm hiểu.

1. Dây hàn quang (pigtail) singlemode là gì?

Dây hàn quang (pigtail) là một loại sợi cáp quang singlemode màu vàng được làm bằng chất liệu LSZH cao cấp, có đầu nối được gắn sẵn ở một đầu, đầu còn lại giữ nguyên và không có đầu nối .

Thiết kế này cho phép đầu nối được liên kết thuận tiện với các thiết bị như Hộp phối quang ODF, măng xông quang… trong khi đầu cuối có thể được nối và hàn bằng máy hàn cáp quang bổ sung.

Dây hàn quang thường không có vỏ bọc nên chúng có thể được nối và sau đó được bảo vệ an toàn trong khay nối sợi quang bằng cách sử dụng bộ bảo vệ mối nối cơ học hoặc nhiệt như Hộp phối quang ODF và Măng xông quang, ống co nhiệt.

Dây hàn quang singlemode

2. Dây nhảy quang singlemode ( fiber patch cords) là gì?

Dây nhảy quang singlemode là một dây nhảy đơn mốt và là loại phương tiện truyền dẫn tốc độ cao được sử dụng để truyền dữ liệu trên khoảng cách xa. Nó bao gồm một hoặc nhiều sợi thủy tinh tinh khiết về mặt quang học, được bao quanh bởi các lớp bảo vệ.

Dây nhảy quang singlemode được trang bị các đầu nối cùng loại ở cả hai đầu hoặc các loại khác nhau tuỳ thuộc vào các chuẩn đấu nối và nhu cầu phù hợp cho từng dự án. Ví dụ: chúng có thể có đầu nối LC ở cả hai đầu hoặc đầu nối LC ở một đầu và đầu nối SC ở đầu kia hoặc một đầu SC và một đầu LC hoặc FC-FC, FC-LC…

Các chỉ số suy hao và phản xạ luôn ở mức IL ≤ 0.3dB, RL ≤ -55dB. Dây nhảy quang singlemode được sử dụng nhiều trong các dự án viễn thông cần kết nối đi xa, chúng được kết nối với các thiết bị như muldule quang, hộp phối quang odf, bộ chuyển đổi quang điện converter, máy đo công suất quang…

Dây nhảy quang singlemode

3. Sự khác biệt chi tiết trong ứng dụng của dây nhảy quang và dây hàn quang là gì?

  • Dây hàn quang thường có chiều dài ngắn hơn, từ vài mét đến hàng chục mét. Do đó, chúng thường được sử dụng cho các kết nối khoảng cách ngắn giữa các thiết bị cáp quang, chẳng hạn như hộp phối quang (ODF), hộp đầu cuối cáp quang và hộp phân phối. Chúng được sử dụng để kết nối thiết bị nhanh chóng và thuận tiện, cung cấp kết nối cáp quang đáng tin cậy.
  • So với dây nhảy quang thường bao gồm các chuẩn kết nối ở hai đầu sợi quang có chiều dài cố định như dây nhảy quang 1,5m, 2m,3m, 15m, tuỳ chọn theo nhu cầu dự án, được sử dụng để kết nối các mô-đun trên khung phân phối sợi, cũng như kết nối giữa các thiết bị. Dây nhảy quang được sử dụng rộng rãi để kết nối các đầu cuối hệ thống mạng cáp quang trong các lĩnh vực sau:
    • Hệ thống thông tin sợi quang
    • Mạng truy cập
    • Truyền dữ liệu
    • Mạng cục bộ

4. Làm thế nào để hàn dây hàn quang chính xác nhất?

  • Chuẩn bị sợi: Bóc lớp phủ bảo vệ ở phần cuối của dây hàn quang và sợi cáp quang, để lộ phần sợi trần chính là sợi làm bằng thuỷ tinh. Dùng dụng cụ tước sợi cẩn thận loại bỏ lớp phủ, đảm bảo sợi không bị vỡ và xước, đúng độ dài. Tiếp đến dụng dao cắt sợi quang để cắt chính xác sợi quang sao cho sợi không bị vỡ và bị lệch.
  • Làm sạch sợi: Làm sạch cả dây hàn quang bằng khăn lau mềm hoặc giấy mềm có tẩm dung dịch tẩy rửa phù hợp. Bước này rất quan trọng để loại bỏ bất kỳ bụi bẩn bám trên sợi, nếu còn chất bẩn dẫn đến có thể ảnh hưởng đến chất lượng mối nối.
  • Hàn sợi quang bằng máy hàn cáp quang: Luồn sợi quang qua ống co nhiệt, đặt sợi quang lên rãnh chữ V của máy hàn, căn chỉnh sao cho thẳng và mối nối nhô ra một cách chính xác. Sau khi căn chỉnh chuẩn, hãy để máy hàn cáp quang tự động kết hợp các sợi bằng cách sử dụng nhiệt, tạo ra mối nối lâu dài và suy hao thấp dưới 0.2dB.

hàn dây hàn quang

  • Hoàn thiện mối hàn: Sau khi hoàn thành mối hàn, hãy sử dụng máy đo công suất cáp quang hoặc OTDR (Máy đo phản xạ miền thời gian quang) để đo suy hao mối nối và đảm bảo nó nằm trong giới hạn chấp nhận được. Bước này giúp xác minh chất lượng của mối nối và khắc phục mọi sự cố nếu cần.

Tóm lại để phân biệt dây nhảy quang và dây hàn quang singlemode một cách chính xác nhất bằng mắt ta có thể nhìn thấy rõ rang:

  • Dây nhảy quang singlemode sẽ có kết nối 1 đầu connector tiếp đó đến sợi quang rồi đến đầu 2 connector.
  • Dây hàn quang singlemode sẽ có 1 đầu connector tiếp đó đến sợi quang, đầu tiếp theo để trống để hàn cáp quang vào ODF, măng xông…

Viết một bình luận